Trái tim Việt nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIEN DAN TRAI TIM VIET NAM 4fuong


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin
Sau Hy Lạp đến lượt Ireland xin cứu nguy tài chính từ EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và dư luận cho rằng sau Ireland sẽ là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Cuộc khủng hoảng nợ công của khối Eurozone đang lan rộng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ireland: từ bất ổn tài chính...


Khối EUROZONE:Tồn tại hay không tồn tại? B2f6a_ireland
Biểu tình phản đối chính phủ Ireland tại thủ đô Dublin. Ảnh NYT

Sau mấy tuần cầm cự, cuối cùng Chính phủ Ireland đã chấp nhận vay tiền từ Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) và IMF, trở thành nước thứ hai trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cần được giải cứu khỏi nguy cơ phá sản. Đề nghị của Ireland được Liên minh châu Âu (EU) chấp thuận một cách nhanh chóng vào tối Chủ nhật vừa qua vì chính EU đang hết sức lo ngại cơn dịch vỡ nợ bùng phát từ Hy Lạp có thể lan rộng và nuốt chửng các nền kinh tế yếu kém khác và đe dọa sự tồn tại của toàn khối.

Cho đến chiều thứ Ba, 23-11, chi tiết của gói giải cứu Ireland vẫn còn được bàn thảo, song theo giới phân tích, EFSF và IMF sẽ đổ vào Ireland khoảng 80-90 tỉ euro (khoảng 110-125 tỉ đô la Mỹ), ít hơn gói giải cứu Hy Lạp 110 tỉ euro hồi tháng 5-2010.

Cũng như Hy Lạp, cuộc khủng hoảng nợ của Ireland bắt đầu từ sự hội tụ và tích tụ nhiều yếu tố: thâm hụt ngân sách cao, nợ nước ngoài lớn, thua lỗ của hệ thống ngân hàng từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản… Đáng chú ý là những yếu tố này có mặt ở hầu hết các nền kinh tế khác với những mức độ khác nhau.

Để duy trì một xã hội có phúc lợi thuộc loại cao nhất và thuế thấp nhất khối Eurozone, Chính phủ Ireland phải thường xuyên vay mượn tiền; hậu quả là nợ nước ngoài tăng cao, thâm hụt ngân sách thường xuyên ở mức 14,3% GDP, cao nhất khối EU. Nếu tính cả khoản tiền mà Chính phủ Ireland bỏ ra để nâng đỡ hệ thống ngân hàng, thâm hụt ngân sách năm nay của Ireland sẽ lên tới 32% GDP, cao gấp 10 lần mức quy định của EU.

Trong ba năm gần đây, hệ thống ngân hàng Ireland gần như sập tiệm dưới gánh nặng nợ xấu do cho vay kinh doanh bất động sản không thu hồi vốn được. Theo số liệu công bố, các ngân hàng Ireland đã mất khoảng 70 tỉ euro, tương đương một nửa GDP của nước này. Và trong vài tháng qua, người gửi tiền đã rút ra khỏi hai ngân hàng lớn nhất, Allied Irish và Anglo Irish, khoảng 25 tỉ euro nữa, khiến cho quỹ tiền mặt của các ngân hàng gần như cạn kiệt; nếu không sớm được cấp cứu hệ thống này có thể bị xóa sổ.

Những bất ổn vĩ mô của kinh tế Ireland làm cho các nhà đầu tư lo sợ. Ngày 10-11, lợi suất trái phiếu mà Chính phủ Ireland phát hành đã vượt qua mức 9%, cao hơn trái phiếu chính phủ Đức (được coi là an toàn) đến 6,2 điểm phần trăm - một dấu hiệu cho thấy Ireland sẽ khó mà tiếp tục vay tiền trên thị trường tài chính quốc tế.

...Chuyển thành bất ổn chính trị...

Khối EUROZONE:Tồn tại hay không tồn tại? F58a8_kttg20101120-bbc667[img][/img]
Tỷ lệ phần trăm nợ của Chính phủ Ireland so với GDP - Nguồn: Department of Finance.

Để làm an lòng giới đầu tư, Chính phủ Ireland cam kết sẽ cắt giảm 6 tỉ euro, tương đương 3,8% GDP, trong chi tiêu ngân sách năm 2011, giảm thêm 9 tỉ euro trong ba năm 2012-2014; đồng thời tăng nguồn thu thêm 5 tỉ euro từ thu thuế, nhằm đưa mức thâm hụt ngân sách về ngưỡng 3% GDP theo quy định của EU. Cho dù như vậy, trong ba năm tới Ireland vẫn bị thiếu hụt mỗi năm khoảng 19 tỉ euro và chính phủ nước này dự định sử dụng 60 tỉ euro trong gói cứu trợ của EU-IMF để bù vào khoản thâm hụt này; số tiền còn lại, khoảng 15-20 tỉ euro, sẽ được dùng để vực dậy hệ thống ngân hàng.

Nay thì Ireland bị buộc phải có biện pháp mạnh: phải tăng thuế suất nhiều loại thuế, giảm lương bổng của công chức, tinh giản bộ máy hành chính, tăng giá điện-nước và ban hành thuế bất động sản... Cho dù đại đa số người dân Ireland chấp nhận các biện pháp này như cái giá phải trả cho thời kỳ sống sung túc trước đây, song về mặt chính trị, chúng xói mòn niềm tin và sự ủng hộ của dân chúng đối với chính phủ của Thủ tướng Brian Cowen.

Ngay sau khi quyết định cầu cứu EU được công bố, hai đảng chính trị đối lập là Fine Gael và Lao động đã lên tiếng đòi Chính phủ Ireland phải từ chức ngay lập tức hoặc quốc hội nước này phải tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ trước ngày 7-12 sắp tới. Các tổ chức nghiệp đoàn thì cảnh báo các biện pháp thắt lưng buộc bụng sẽ dẫn tới bất ổn xã hội và rải rác đã có những vụ biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Dublin.

Theo một cuộc thăm dò ý kiến gần đây, chính phủ Ireland hiện thời chỉ được 17% dân chúng ủng hộ. Liên minh cầm quyền khá mong manh - do đảng Fianna Fail của Thủ tướng Brian Cowen cầm đầu và chỉ chiếm 82 trong 166 ghế quốc hội, nhiều hơn phe đối lập 3 ghế - có nguy cơ tan rã, nhất là sau khi đảng Xanh (chiếm 6 ghế quốc hội) tuyên bố rút ra khỏi liên minh chiều thứ Hai vừa qua. Trước tình thế bức bách, Thủ tướng Brian Cowen tuyên bố sẽ rút lui, giải tán chính phủ và tổ chức tuyển cử sớm, ngay sau khi thông qua được kế hoạch ngân sách 2011-2014, dự kiến vào ngày 7-12 sắp tới, và hoàn thành các cuộc thảo luận về gói giải cứu của EU-IMF.

Như vậy Ireland là nước đầu tiên trong khối 16 nước Eurozone giải thể chính phủ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính. Biến cố này gây nên một cú sốc cả trong giới chính trị và trên các thị trường tài chính châu Âu và chắc chắn sẽ đẩy Ireland vào một tình trạng bất ổn chính trị kéo dài.

Tăng trưởng sản phẩm quốc nội GDP và GNP của Ireland - Nguồn: Centrol Statistics Office Ireland, Central Bank of Ireland.

Đến sự tồn vong của khối Eurozone

Khối EUROZONE:Tồn tại hay không tồn tại? Cdbdd_kttg20101120-bbc671
Tăng trưởng sản phẩm quốc nội GDP và GNP của Ireland - Nguồn: Centrol Statistics Office Ireland, Central Bank of Ireland.

Một quan chức cao cấp của EU ở Brussels nhận định, sẽ là vô trách nhiệm nếu chỉ tập trung cứu nguy Ireland mà không xử lý những khả năng cuộc hoảng loạn hiện thời có thể nhấn chìm Bồ Đào Nha, thậm chí Tây Ban Nha.

Theo báo New York Times, bốn nước Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha hiện đang mắc nợ khoảng 2.000 tỉ euro và thâm hụt ngân sách đều cao hơn nhiều lần so với ngưỡng an toàn. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha hiện là 11,2% GDP, còn của Bồ Đào Nha là 9,4%. Tương tự như Hy Lạp và Ireland, trái phiếu chính phủ của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bị giới đầu tư lảng tránh, lợi suất trái phiếu lên tới 7% mà vẫn không có

người mua.

Mặc dù Chính phủ Bồ Đào Nha luôn trấn an thị trường rằng, họ không cần sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài, song vụ giải cứu Ireland cùng cái giá chính trị mà nước này phải trả không xoa dịu được nỗi sợ hãi cuộc khủng hoảng nợ công sẽ lan rộng và nhấn chìm các nền kinh tế khác trong khu vực đồng euro. Cho đến nay, các thị trường tài chính vẫn tin rằng, đây là một xu thế không thể tránh khỏi mà cuộc giải cứu Ireland chỉ làm chậm lại một quá trình đã bắt đầu mà thôi. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble hôm Chủ nhật cũng phải thừa nhận: “nguy cơ lan rộng [của cuộc khủng hoảng] đang tăng lên; và không ai nói chắc được rằng cuộc cứu nguy Ireland sẽ làm giảm áp lực lên các thành viên khác của Eurozone”.

Theo nhận định của báo Wall Street Journal, việc cứu nguy Ireland có lẽ sẽ không còn đủ nữa mà phải tính tới việc cải tổ cấu trúc của khối Eurozone. Tuy dùng chung một đồng tiền, các nước mạnh và nước yếu của khối này đang bị đẩy đi theo các hướng khác nhau và ngay trong khối đã tồn tại một sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa các nền kinh tế mạnh như Đức và các nền kinh tế ốm yếu ở khu vực Địa Trung Hải, Bắc Tây Âu. Nhiều nhà kinh tế học tự hỏi, liệu có nên duy trì sự thống nhất của khối Eurozone hay cần có một hệ thống mới cho phép các quốc gia được linh hoạt hơn trong việc hoạch định chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của mình.

Câu trả lời, cũng có nghĩa là tương lai của đồng euro, dường như vẫn còn mù mịt trong khi áp lực đang ngày càng gia tăng, đặt khối này vào một tình huống nan giải.

Huỳnh Hoa: KT Saigon online

XEM : TRANG CHỦ>>TIN VIỆT NAM>>TIN ASIA & TRUNG ĐÔNG>>TIN EU>>ĐÔNG ÂU>>TIN US & CAN>>ÚC CHÂU>>MỤC TÂM SỰ 4 fương





https://traitimvietnam4fuong.forumpolish.com

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến bạn bè, Nếu bạn muốn chia sẻ thông tin trên!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Khối EUROZONE:Tồn tại hay không tồn tại? 48819
Khối EUROZONE:Tồn tại hay không tồn tại? 48819
Click for Lạng Sơn, Wietnam ForecastClick for Vinh, Wietnam ForecastClick for Hue, Wietnam ForecastClick for Nha Trang, Wietnam ForecastClick for Ho Chi Minh, Wietnam ForecastClick for Ca Mau, Wietnam Forecast

ASIA WEATHER


Click for Pekin, Beijing ForecastClick for Guangzhou, Guangdong ForecastClick for Shanghai Hongqiao, Shanghai ForecastClick for Hongkong, Hong Kong ForecastClick for Tajpej, Tajwan ForecastClick for Seul, Korea Południowa ForecastClick for Tokio, Japonia ForecastClick for Manila, Filipiny ForecastClick for Kuala Lumpur, Malezja ForecastClick for Singapur, Singapur ForecastClick for Bangkok, Tajlandia ForecastClick for Phnom Penh, Kambodża ForecastClick for Wientian, Lao Peoples Republic Forecast
Locations of Site Visitors

 
  •  

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất