Trái tim Việt nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIEN DAN TRAI TIM VIET NAM 4fuong


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

lagalaxy

lagalaxy
Truyền thông: sức mạnh mềm của nước Mỹ

Truyền thông đối với Chính phủ Mỹ là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước, là một sức mạnh mềm giúp lan tỏa mạnh mẽ ảnh hưởng của Mỹ đến toàn thế giới.

Lan tỏa ảnh hưởng bằng sức mạnh mềm


Không phải ai cũng từng đến nước Mỹ, không phải ai cũng nói và hiểu được tiếng Anh, nhưng hầu như mọi người đều biết rằng có một nước Mỹ tồn tại theo một cách dễ hình dung.

Một đứa trẻ 5 tuổi biết đến Mỹ qua những bộ phim hoạt hình Tom và Jerry, chú chuột Mickey hay búp bê Barbie. Những học sinh, sinh viên biết đến Mỹ nhiều hơn một chút nhờ các kênh truyền hình như MTV, CNN, HBO, Warner Bros, Summit Entertainment... Còn những người lớn tuổi hơn, họ bàn luận về tình hình thế giới và chẳng thể bỏ qua một cường quốc như Mỹ; họ vẫn nghe VOA, dùng Google hàng ngày và đọc báo điện tử của Mỹ.

Với truyền thông, mọi người biết đến Mỹ và nói về Mỹ cứ như họ đã từng đến đó. Đó cũng là cách mà truyền thông "mang" Mỹ đến với mọi nhà. Ngày nay, khi công nghệ thông tin đại chúng phát triển và việc tiếp cận Internet, truyền hình cáp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết thì ngành truyền thông đang mang lại những lợi ích thực sự to lớn cho Mỹ: từ kinh tế với thu nhập hàng trăm tỷ USD mỗi năm, đến chính trị với việc truyền bá và đẩy mạnh hình ảnh quốc gia trên thế giới.

Thực tế, sau sự kiện 11/9, một đoàn đại biểu gồm đại diện của các hãng truyền thông lớn đã có nhiều cuộc gặp với các quan chức Nhà Trắng và ít nhất một lần với Karl Rove, chiến lược gia hàng đầu của Bush để bàn luận về cách thức sử dụng công nghiệp giải trí nhằm tăng cường ảnh của Mỹ trên thế giới. Một trong những ý tưởng trung tâm là sử dụng sức mạnh mềm để phát tán các chương trình tivi và phim truyện của Mỹ đến với khán giả nước ngoài, đặc biệt ở thế giới Hồi giáo để giúp gây ảnh hưởng đến công luận.

Những cuộc gặp gỡ như vậy mang lại những kết quả hữu hình, đó là con đường ngắn hơn để ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố bằng những thông báo qua các dịch vụ công cộng hay những gói hàng gửi DVD miễn phí cho các lính Mỹ.

Tuy nhiên, truyền thông cũng có các hoạt động độc lập của mình và chúng cũng đang định hình nước Mỹ trên toàn cầu. Đó là những bộ phim của Hollywood thu hút khán giả trên khắp thế giới đến rạp chiếu phim. Đó là tạp chí thời trang Vogue xuất hiện ở hầu hết các tòa soạn báo thời trang. Đó là các website Google, Facebook, Myspace có tới hàng trăm triệu người dùng trên toàn thế giới...

Jeffrey Schlesinger, người đứng đầu International Television tại Warner Brothers có một cách lý giải rất đơn giản về sự phổ biến của nền công nghiệp giải trí Mỹ: "Batman vẫn là Batman, không liên quan đến liệu Bush có ở trong Nhà Trắng hay không". Câu nói này hàm ý về tính không hiệu quả của công cụ truyền thông dưới Chính quyền Bush.

Truyền thông: sức mạnh mềm của nước Mỹ ResizedImage480321-13971-truyen-thong-My-4
Tổng thống Obama: người rất giỏi tận dụng ảnh hưởng của truyền thông trong tranh cử cũng như trong nhiệm kỳ tổng thống của mình

Barack Obama: "ngôi sao" của truyền thông

Nhưng liệu câu nói đó áp dụng cho Chính quyền Obama: "Batman vẫn là Batman, không liên quan liệu Obama có ở Nhà Trắng hay không" có hoàn toàn đúng khi vị tổng thống này đắc cử nhờ một phần không nhỏ vào truyền thông?

Barack Obama xuất hiện rất bảnh bao trên YouTube, trên Joost, BarackTV, Eyeblast, DailyMotion, Hulu và hầu hết các địa chỉ trực tuyến có phim về ông. Chắc chắn ông cũng không hề giảm phong độ cả trên Teleprompter President, một trang web chỉ chuyên vẽ hình biếm họa ngài tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Hàng triệu người mỗi ngày vẫn nhìn ngắm và đánh giá về chân dung người của công chúng này qua các clip trực tuyến. Nhận ra sức mạnh tiềm tàng của YouTube trong suốt chiến dịch tranh cử, thời mà tài khoản BarackObama.com có thể tung lên mạng hơn 1.800 cuốn băng video, giờ đây Obama vẫn duy trì nguyên vẹn toàn bộ đội ngũ chỉ chuyên tâm vào việc quảng bá hình ảnh của mình trên truyền thông.

Nếu vào You Tube, bạn sẽ thấy trang web này chứa một số lượng khổng lồ các cuốn băng ủng hộ Obama được đội ngũ truyền thông của ông tung lên trong chiến dịch bầu cử. Hiện tại, đội ngũ truyền thông lại đang giúp Obama tái xây dựng hình ảnh quốc gia.

Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Obama rất ưu tiên cho truyền thông trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia đó là ngay trong tuần đầu tiên nhậm chức, ông đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc tiến hành buổi phỏng vấn đầu tiên của Nhà Trắng với kênh truyền hình vệ tinh của Ả Rập. Ông còn tiến cử hai đặc phái viên - một phụ trách vấn đề xung đột giữa Palestine- Israel và một phụ trách vấn đề Afghanistan và Pakistan.

Vào khoảng tháng 6/2009, Tổng thống Mỹ Obama đã thành người dẫn đầu danh sách 30 "ngôi sao" trên Facebook, với gần 6 triệu fan. Tính tới thời điểm hiện tại thì con số đó đã tăng lên hơn 8,6 triệu fan. Không chỉ có Facebook của Obama mà Facebook của Nhà trắng, Quốc hội Mỹ, Bộ ngoại giao... đều có số lượng fan lên đến hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu người.

Không chỉ dừng lại ở một số mạng xã hội như Facebook, các công cụ truyền thông khác của Mỹ cũng được Chính phủ khai thác. Với vấn đề này, The Broadcasting Board of Governors (Hội đồng quản trị truyền thông - BBG) là một ví dụ tiểu biểu.

Nhiệm vụ của BBG là quảng bá dân chủ, tự do và đẩy mạnh sự hiểu biết thông qua truyền thông đa phương tiện để truyền bá những tin tức, thông tin, những chương trình về nước Mỹ và thế giới đến với khán giả toàn cầu. Năm 2009, số tiền chính phủ đầu tư cho BBG khoảng hơn 700 triệu USD và khán giả hàng tuần của BBG lên đến 171 triệu người ở 100 quốc gia trên thế giới.

Với BBG, hình ảnh về nước Mỹ đến gần hơn với nhiều người trên thế giới. Khi người dân Trung Đông xem Alhurra TV và Radio Sawa, họ biết thêm các tin tức về cuộc bầu cử ở Mỹ, ở Iraq, diễn văn nhậm chức của tổng thống Mỹ, họ nghe trực tiếp các thông điệp mà Nhà trắng gửi đến Trung Đông...

Các hoạt động truyền thông Mỹ tài trợ ở Trung Đông cũng tăng lên dưới Chính quyền Obama, cùng với đó là lượng khán giả cũng không ngừng tăng.

Một hành động gần đây chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Tổng thống Obama đến vai trò của tự do truyền thông là vào ngày 17/5/2010, ông đã ký một đạo luật mang tên Daniel Pearl yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ soi rọi nhiều hơn đến khía cạnh các chính phủ dung chấp hay trừng phạt các vụ vi phạm quyền tự do báo chí. Ông nói: "Đạo luật này nhắc nhở chúng ta rằng báo chí có giá trị lớn lao đối với chúng ta như thế nào..."

Truyền thông: sức mạnh mềm của nước Mỹ Truyen-thong-My-5
Avatar - bộ phim 3D "làm mưa làm gió" trên khắp thế giới


Bài học nào từ truyền thông Mỹ?

Truyền thông đối với Chính phủ là công cụ để quảng bá hình ảnh đất nước. Thông thường, những tác động mềm kiểu đó lại rất dễ được tiếp nhận ở những nơi có cái nhìn thiếu thiện cảm với Chính phủ Mỹ. Và vì vậy, song song với những nỗ lực của chính phủ, ngành truyền thông, bản thân nó là một công cụ vô hình nhưng đã thực sự mang lại những kết quả hữu hình.

Ví dụ, năm 2009 chứng kiến sự ra đi của rất nhiều các ngôi sao tên tuổi lớn ở Mỹ như Michael Jackson, Britanny Murphy... Cùng lúc đó, truyền thông Mỹ với hàng loạt tin tức, các chương trình phát sóng, các phóng sự điều tra về cái chết, cuộc đời và sự nghiệp của các ngôi sao này khiến cả thế giới một lần nữa hướng đến Mỹ, vùng đất của nhiều con người tài năng.

Năm 2009 cũng là năm ghi lại dấu ấn của bộ phim 3D đầu tiên Avatar, đẩy nền công nghiệp điện ảnh Mỹ tiến xa một bậc so với các nước khác. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ và Canada, bộ phim Avatar đã thu về hơn 350 triệu đôla, gần 700 triệu đôla còn lại là doanh thu đến từ các nước khác trên thế giới. Ngoài Âu Mỹ, bộ phim hiện đang chiếm hạng đầu các thị trường châu Á, kể cả Trung Quốc. Cũng cần biết rằng, mỗi năm Trung Quốc chỉ cho chiếu khoảng 20 bộ phim nước ngoài.

Không chỉ có Avatar mà các bộ phim 3D khác của Mỹ như: Alice in Wonderland, Clash of Titans... đang hướng người xem trên toàn thế giới đến với một xu hướng xem phim mới- xem phim 3D và đang hướng thế giới đến với một công nghệ làm phim mới- làm phim 3D.

Sự cuốn hút không chỉ ở công nghệ phim, mà còn ở những bộ phim Mỹ về các chủ đề khác nhau của xã hội. Người xem hẳn vẫn nhớ đến series phim Twilight (Chạng vạng) lấy bối cảnh phim quay ở thị trấn Forks, bang Washington với số dân chỉ khoảng 3.120. Sức hút của bộ phim mạnh đến mức có thể làm thay đổi số phận của thị trấn đó. Chỉ tính riêng tháng 10/2009, đã có đến 16.000 du khách là fan hâm mộ của Chạng vạng từ mọi nơi trên thế giới đổ về thị trấn (gấp đôi lượng khách của cả năm 2008).

Không chỉ phim, sách, báo, và tạp chí của Mỹ cũng xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Đừng ngạc nhiên nếu mọi người bỏ ra số tiền lớn gấp đôi để mua một cuốn tạp chí về thời trang Vouge của Mỹ thay vì mua cuốn tạp chí xuất bản trong nước. Cũng đừng lấy làm kinh ngạc nếu họ chọn xem kênh truyền hình của Mỹ hơn những kênh truyền hình trong nước.

Có thể thấy rõ dưới Chính quyền Obama, sự kết hợp của những hoạt động truyền thông độc lập với những hoạt động truyền thông có sự tham gia của Chính phủ tỏ ra rất hiệu quả. Sự tác động kép một cách khéo léo này đã và đang đẩy mạnh hình ảnh nước Mỹ trên thế giới.

Có một sự thật là bài học truyền thông mang tính thời đại này của Mỹ được nhiều quốc gia áp dụng. Nhưng áp dụng như thế nào cho phù hợp với tiềm lực của quốc gia thì đó lại là một nghệ thuật mà không phải quốc gia nào cũng biết cách sử dụng.

Trong thời kỳ truyền thông đang bùng nổ lại Việt Nam như hiện nay, liệu Việt Nam có thể học được gì từ bài học truyền thông của Mỹ trong việc truyền bá và nâng cao hình ảnh đất nước? Câu hỏi đó không chỉ dành cho giới truyền thông hay các nhà lãnh đạo, mà nó để mở cho tất cả chúng ta, những người gián tiếp và trực tiếp tham gia truyền thông.

Tác giả: NGUYỄN THỊ THẮNG
Bài đã được xuất bản tai TuanVietnam.net: 28/01/2011 06:00 GMT+7







Sơ đồ Chuyên mục TIN TỨC BỐN PHƯƠNG : Tin Việt Nam | Tin Châu Á & Trung Đông | Tin EU | Tin Đông Âu | Tin US & CAN | Úc Châu | Tâm sự 4 fương






SƠ ĐỒ DIỄN ĐÀN TRAITIMVIETNAM4FUONG :

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến bạn bè, Nếu bạn muốn chia sẻ thông tin trên!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Truyền thông: sức mạnh mềm của nước Mỹ 48819
Truyền thông: sức mạnh mềm của nước Mỹ 48819
Click for Lạng Sơn, Wietnam ForecastClick for Vinh, Wietnam ForecastClick for Hue, Wietnam ForecastClick for Nha Trang, Wietnam ForecastClick for Ho Chi Minh, Wietnam ForecastClick for Ca Mau, Wietnam Forecast

ASIA WEATHER


Click for Pekin, Beijing ForecastClick for Guangzhou, Guangdong ForecastClick for Shanghai Hongqiao, Shanghai ForecastClick for Hongkong, Hong Kong ForecastClick for Tajpej, Tajwan ForecastClick for Seul, Korea Południowa ForecastClick for Tokio, Japonia ForecastClick for Manila, Filipiny ForecastClick for Kuala Lumpur, Malezja ForecastClick for Singapur, Singapur ForecastClick for Bangkok, Tajlandia ForecastClick for Phnom Penh, Kambodża ForecastClick for Wientian, Lao Peoples Republic Forecast
Locations of Site Visitors

 
  •  

Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất