Trái tim Việt nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIEN DAN TRAI TIM VIET NAM 4fuong


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

tokaj

tokaj


Hồn Quê - Kỳ 1: Nhà tôi ở làng Hoàng Mai.  Conglang



Ngày xưa muốn vào làng chỉ có hai lối thuận: Một là cổng làng 103 nằm trên đường Trương Định hoặc cổng chùa Hương Ký dọc phố Minh Khai. Làng tôi cũng như bao làng quê khác, có thôn Đông thôn Đoài và các xóm. Đường làng lát gạch đỏ chạy len lỏi vào tận cổng các khu nhà cổ, biệt thự xây từ thời Pháp thuộc cánh cổng gỗ nặng trịch loang lổ bạc phếch thời gian. Vườn tược của các nhà trồng hoa, cây ăn quả lưu niên. Ruộng thì trồng rau trồng cà, ao thì muống bè rau nhút, mùa nào thức nấy cứ tốt bời bời. Nhắc đến làng tôi là phải nói đến cà. Cà làng Hoàng Mai quả trắng ngà, gần cuống pha màu xanh nhạt, cùi dầy giòn thơm ít hạt. trước bữa ăn ra vườn vặt dăm quả cà mang thái lát dầm nước mắm khi ăn có mùi hăng dịu cay cay. Mẹ tôi chăm bẵm luống nhỏ cà, vài cụm hồng bạch cũng đủ tiền ăn sáng, trầu cau. Con gái làng tôi cứ mười hai mười ba tuổi đã có vốn riêng vì cứ vừa đi học vừa tranh thủ, hái rau hái hoa ghánh ra chợ Mơ đổ buôn cho khách. Nhìn cô nào cũng chũn cha chũn chĩn chứ không thanh mảnh thướt tha như người ở trong Đô.

Tuổi thơ của tôi vào những đêm trăng suông cùng bè bạn lẻn xuống giếng làng mò tôm ra sau ruộng chùa đốt củi nướng chia nhau. Giếng mát lạnh, phủ dầy bèo ong, hầu như cả làng ghánh về tắm rửa, còn nước ăn đã có các trụ nước máy đặt rải rác trong làng. Cái tê lạnh, mùi ngai ngái bèo ong, cái trơn trượt khi khùa tay vào thành giếng, đôi lúc cứ đâu đây phảng phất...

Tuổi thơ tôi không có mùi hoàng lan, hoa sữa, mà chỉ có mùi của những bông hoa bưởi trắng ngần hương thơm đậm đặc nao lòng…

Từ khi học lớp hai cứ sẩm chiều thứ bảy tôi cùng thằng bạn thân ù ra chợ Mơ nhảy tàu điện lên vườn hoa Chí Linh xem ca nhạc. Trong lúc ngẫn ngờ nghe những giọng ca tên tuổi thì tôi thấy trong đám mấy thằng cùng trạc tuổi tôi có một thằng đứng gần đối diện chỉ thẳng vào tôi: Ê! thằng nhà quê.

Sự phân biệt của thằng bạn đồng tuổi, tôi chẳng lấy làm tự ái, vì còn quá nhỏ. Nhưng trong long cũng lờ mờ giữ lại. Những tháng hè mồ hôi đẫm tóc, những đêm nghe ca nhạc mê man làm cho tôi và nó thân nhau. Vào học cấp ba chúng tôi học cùng trường. Đến nhà nhau chơi tôi bắt đầu để ý, nhà nó rất chật nhưng đồ đạc cổ kim bầy biện gọn gàng. Trên bàn, cửa sổ có hoa tươi. Nó đến nhà tôi rất thích ngắm vườn Hồng, lúc ấy nhìn ánh mắt bỡ ngỡ trong veo của nó tôi không tài nào hiểu nổi. Mẹ tôi thường giới thiệu với mọi người quanh xóm: Anh ấy tên Tuấn Anh người trên phố.

Khi thi vào Đại học tôi ghi nguyện vọng mà mình hằng ấp ủ nên phải đi xa, còn nó học ở một trường Cao đẳng trong thành. Cứ vài tuần tôi về thăm nhà nó đón tôi hai thằng xà vào quán cóc. Nó dong dỏng cao, nói năng nhỏ nhẹ lững lờ, không vừa ý điều gì thì nói bóng gió xa xôi. nước da trắng xanh tóc dài diệu vợi, móng tay để dài xoay xoay búng tàn thuốc, nhìn riết rồi cũng thấy điệu nghệ dân chơi. Học hết năm thứ ba tôi xung phong đi bộ đội nó ôm tôi bịn rịn:

- Tao thích đi bộ đội lắm nhưng tao sợ mẹ tao không đồng ý. Hơn nữa xa phố xá thì không thể được… tao không được như mày!

Đêm chia tay biết bao điều để nói. Nó cứ nháo nhác bần thần như sắp mất tôi. Với nó. Những biến cố, những hình ảnh thân quen như đã có một ngôi nhà nhỏ để nâng hứng đặt vào, thân thuộc đến mức chẳng cần phải nhớ. Còn những thứ gọi là kỷ niệm thì hầu như sờ nắn được rất dễ dàng. Những thứ này cần gì phải mang vác cho nặng lòng vì chẳng bao giờ nó có ý nghĩ đi xa. Nó cứ thương tôi sao cứ muốn khổ, nay đây mai đó để cho hành trang ký ức cứ nặng thêm, lúc cô đơn lại phải mang ra gặm nhấm một mình.

Nhớ lại chuyện ngày xưa tôi hỏi nó:

- Sao hồi nhỏ mới gặp mặt mày lại bảo tao ở nhà quê? Nó ngúc ngắc một lúc lâu không muốn trả lời, thấy tôi gặng mãi nó cười khì, nói bừa:

- Vì… nhìn cái mặt mày ấy!... nó thiếu… ánh đèn trên phố!

Khi đi xa trong tôi luôn thường trực mong ngóng gặp những người cùng làng, người phố của mình.

Hết thời gian huấn luyện tôi được bổ xung vào một đơn vị đóng quân tại miền rừng Thanh Hoá. Tùng là chiến sĩ cùng tiểu đội quân số ra đi từ Hà Nội. Thế là tôi có đồng hương.

Hỏi ra mới biết nhà Tùng ở khu tập thể nội thành cách làng tôi một con phố lớn. Nhìn Tùng pha tre chẻ lạt dựng hàng rào khu đất tăng gia tôi ngỡ ngàng, khâm phục vô cùng. Chủ nhật nghỉ tôi hay quanh quẩn bên Tùng nhắc về các ngõ góc, nơi tụ hội phố phường, chỗ nào Tùng cũng biết nhưng tham gia không mấy mặn mà. Tôi kể cho Tùng nghe về những cái giếng cổ nằm ở các xóm làng tôi. Thành giếng xây cao mốc thếch, mặt nước rộng khoảng mấy chục mét vuông im ỉm bèo ong. Lối xuống giếng là những bậc thang xây bằng gạch ta đỏ sậm. Nước giếng quanh năm leo lẻo mát lành… nay họ lấp hết rồi Tùng ạ! Đất mới lấp lâu ngày hụt xuống để lại một vòng tròn hơ hoác lung lay. Mắt Tùng vằn lên tia dữ:

- Sao họ làm vậy?... Quê tôi chưa được dùng nước sạch!

Tôi ngơ ngác hỏi: Quê nào hả Tùng…

Chuyện chả là thế này:

Bố Tùng là Sĩ quan quân đội làm việc ở nội thành được tiêu chuẩn phân một căn phòng nhỏ trong khu tập thể. Đang học dở cấp ba Tùng được bố đón lên từ vùng quê chiêm trũng thuộc tỉnh Hà Nam lên nhập hộ khẩu ở cùng, mẹ và các em vẫn sống ở quê. Những kỷ niệm về Hà Nội với Tùng chỉ là những ngày cuối tuần quăng cặp sách là vội vã ra ga Hàng Cỏ đón tàu về quê giúp mẹ kèm cặp các em học hành. Cái sâu thẳm của quê hương trong nó là mùi bùn non, hương lúa, thả diều chạy nhảy triền đê. Hay tiếng trống đêm đêm giục liên hồi từ điếm canh đê vào mùa nước lũ vọng về làm cả làng dậm dịch mất ngủ lo âu. Thấy tôi khi ăn hay xăm soi nhặt những hạt thóc lẫn trong cơm Tùng lặng lẽ nhìn, đêm hôm ấy nghĩ ngợi một hồi sau nó kể:

-Ngày nhỏ theo mẹ chở lúa ra sân kho nộp thuế cho hợp tác xã. Nó nhìn thấy ông trẻ (ông họ) đứng xếp hàng chờ đến lượt cân. Ông cứ đăm đăm nhìn vào những thúng lúa mẩy óng vàng đã được quạt xẩy kỹ càng. Cô thủ kho vừa cân xong, ông nhoài người vốc một nắm chặt vã vào mồm. Ông nhai trệu trạo, nước mắt ông chảy hoà với thứ nước trắng như sữa thi nhau ứa ra nhoe nhoét quanh mồm…

(Còn nữa - Xem tiếp kỳ sau)

Riesa - Tháng Tám

Tác giả: Vanvantat Thắng



XEM : TRANG CHỦ>>TIN VIỆT NAM>>TIN ASIA & TRUNG ĐÔNG>>TIN EU>>ĐÔNG ÂU>>TIN US & CAN>>ÚC CHÂU>>MỤC TÂM SỰ 4 fương







Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến bạn bè, Nếu bạn muốn chia sẻ thông tin trên!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Hồn Quê - Kỳ 1: Nhà tôi ở làng Hoàng Mai.  48819
Hồn Quê - Kỳ 1: Nhà tôi ở làng Hoàng Mai.  48819
Click for Lạng Sơn, Wietnam ForecastClick for Vinh, Wietnam ForecastClick for Hue, Wietnam ForecastClick for Nha Trang, Wietnam ForecastClick for Ho Chi Minh, Wietnam ForecastClick for Ca Mau, Wietnam Forecast

ASIA WEATHER


Click for Pekin, Beijing ForecastClick for Guangzhou, Guangdong ForecastClick for Shanghai Hongqiao, Shanghai ForecastClick for Hongkong, Hong Kong ForecastClick for Tajpej, Tajwan ForecastClick for Seul, Korea Południowa ForecastClick for Tokio, Japonia ForecastClick for Manila, Filipiny ForecastClick for Kuala Lumpur, Malezja ForecastClick for Singapur, Singapur ForecastClick for Bangkok, Tajlandia ForecastClick for Phnom Penh, Kambodża ForecastClick for Wientian, Lao Peoples Republic Forecast
Locations of Site Visitors

 
  •  

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất