Trái tim Việt nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIEN DAN TRAI TIM VIET NAM 4fuong


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cin_pl

Cin_pl
Bắt đầu ý tưởng được cho là “không tưởng“ về một châu Âu thống nhất, trải qua mấy thế hệ gian khổ nỗ lực, những người dân trên“lục địa già“ cảm thấy hoan hỉ vì những thành tự đạt được khiến thế giới kính nể trong việc nhất thể hoá kinh tế và chính trị.

Bốn nguy cơ đối với sự tồn vong của EUROZONE Eurozone2009

Những gì mà châu Âu gặt hái trên con đường đi tới “Liên bang châu Âu“ tới nay được phản ánh rõ nét nhất ở sự ra đời đồng tiền chung euro. Nhưng không ai ngờ 50 năm sau khi Tuyên ngôn Schumann (đánh dấu ý tưởng hợp nhất các nước châu Âu) đồng tiền chung của “lục địa già“ phải đối mặt với mối đe doạ nghiêm trọng.

Nguy cơ đầu tiên đến từ kết cấu nội tại của đồng euro – yêu cầu nhiều nền kinh tế có độ chênh lệch lớn sử dụng chung một đồng tiền và tuân thủ chung một chuẩn. Vấn đề này theo chuyên gia kinh tế Hồ kim Lập của Trung Quốc, không khác gì ông già và trẻ em chạy maratong cùng tốc độ với thanh niên. Khi ông già và trẻ em không bắt kịp bước chạy của thanh niên, vấn đề lập tức xuất hiện.

Hiện nay Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ailen, Italia…bắt đầu rớt lại phía sau, cuộc chơi sẽ kết thúc, đồng euro sẽ sụp đổ. Còn Đức và Pháp dừng lại cõng “những vận động viên“ bị rớt lại phía sau, khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ trở thành“nồi cơm to“ nuôi những “vận động viên“ lười. Đặc biệt là những người Đức cần cù lao động sẽ cảm thấy bất bình vì bị biến thành “công tử bạc liêu“ Đây cũng chính là lý do khi cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp lên tới cao điểm, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải ngừng ủng hộ tài chính cho Hy Lạp để làm dịu bớt làn sóng phản đối mạnh mẽ ở trong nước.

Nguy cơ thứ hai nằm ở chỗ Eurozone có một ngân hàng trung ương thống nhất, chúng một chính sách tiền tệ, nhưng các nước thuộc thuộc Eurozone lại độc lập về chính sách tài chính.

Trong trường hợp một nước thành viên Eurozone xuất hiện thâm hụt tài chính, trái phiếu được in ồ ạt mà không bị một tổ chức thống nhất nào ngăn cản.
Việc làm này cho thấy vì lợi ích quốc gia các nước thành viên sẵn sàng coi nhẹ lợi ích tổng thể của Eurozone. Mâu thuẫn nội bộ vì thế khó có thể tránh được và khi vấn đề nảy sinh, tranh cãi không ngừng nổ ra, rốt cuộc bỏ lỡ thời cơ mà ở đây Hy Lạp là ví dụ điển hình.

Bên cạnh đó việc sử dụng chung một chính sánh tiền tệ cũng khiến các nước Eurozone mất đi tính tự chủ trong việc lựa chọn chính sách tiền tệ. Khi tình hình thâm hụt tài chính của nhà nước xấu đi, cần tới việc kích thích kinh tế, các quốc gia này không thể giảm giá đồng tiền để tăng xuất khẩu, giảm nợ, cũng không thể tự chủ giảm lãi xuất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Kinh tế không tăng trưởng được các quốc gia này rất khó trả nợ.

Nguy cơ thứ ba thuộc về chính sách giải quyết khủng hoảng. Để nhận được tiền cứu trợ ngăn chặn khả năng rơi vào tình trạng mất thanh khoản, các nước Eurozone phải chấp nhận những điều kiện khắt khe, gồm thắt chặt chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách, khôi phục sự lành mạnh về tài chính. Tuy nhiên việc thắt chặt chi tiêu, giảm thâm hụt ngân sách lại làm kinh tế giảm sâu hơn. Rõ ràng khi cần phải kích thích kinh tế, họ phải thực hiện những biện pháp khống chế sự tăng trưởng kính tế. Đương nhiên việc đó dồn họ vào cảnh hoạ vô đơn chí, hình thành nên cái vòng luẩn quẩn:“để trả nợ phải thắt chặt chi tiêu - thắt chặt chi tiêu khiến nền kinh tế đi xuống - nền kinh tế đi xuống làm nợ tăng - nợ tăng lại phải vay thêm - muốn vay thêm lại phải thắt chặt chi tiêu“. Hệ quả là trong“khung“ Eurozone, các quốc gia này mãi mãi không thể trả hết nợ, nợ ngày thêm chồng chất và chỉ đợi nước phá sản.

Nguy cơ thứ tư là hệ quả của chính sách “thắt lưng buộc bụng” mà các nước Eurozone đang xoay xở thực hiện. Đa số các quốc gia châu Âu thực hiện chế độ xã hội thu thuế cao, phúc lợi cao. Bất cứ một ý đồ cắt giảm phúc lợi xã hội nào ở châu Âu đều sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt của dân chúng và nó chẳng khác nào một sự tự sát về chính trị. Những cuộc bãi công ở Hy Lạp, Tây Ban Nha thời gian gần đây là minh chứng rõ nét. Nền kinh tế vốn đã yếu đuối lại phải chịu thêm “đòn đánh” mới. Trong bối cảnh đó mà mong muốn các nước nhận cứu trợ thực hiện kế hoạch thắt chặt chi tiêu, cắt giảm thâm hụt ngân sách chẳng khác nào “nghe người mộng du nói chuyện”. Rốt cuộc, kế hoạch cứu trợ trở thành việc “dỡ tường bên Đông xây tường bên Tây”.

Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu từ quân cờ domino Hy Lạp đã bộc lộ mặt yếu nhất của đồng euro và về căn bản đã làm lung lay tính hợp lý của sự tồn tại đồng euro. Trong trường hợp bất khả kháng, để giải quyết vấn đề nợ một cách căn bản, Hy Lạp chọn con đường “rút khỏi Eurozone” (khả năng này rất thất vì Hy Lạp giờ đã chọn việc bán, cho thuê một số đảo để trả nợ, nhưng không phải không có), tiến trình nhất thể hoá châu Âu sẽ phải đối mặt với thử thách mang tính tồn vong. Nếu vậy, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đã vô tình đưa việc “thống nhất châu Âu” trở về với “chủ nghĩa không tưởng” như lúc ban đầu mọi người đã nghĩ. Nền kinh tế thế giới cũng sẽ phải đối mặt với thách thức không hề nhỏ hơn cuộc khủng hoảng vay nợ dưới chuẩn đã xảy ra ở Mỹ.



Hà Ngọc / TTTVN tại CHLB Đức


XEM : TRANG CHỦ>>TIN VIỆT NAM>>TIN ASIA & TRUNG ĐÔNG>>TIN EU>>ĐÔNG ÂU>>TIN US & CAN>>ÚC CHÂU>>MỤC TÂM SỰ 4 fương





Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến bạn bè, Nếu bạn muốn chia sẻ thông tin trên!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Bốn nguy cơ đối với sự tồn vong của EUROZONE 48819
Bốn nguy cơ đối với sự tồn vong của EUROZONE 48819
Click for Lạng Sơn, Wietnam ForecastClick for Vinh, Wietnam ForecastClick for Hue, Wietnam ForecastClick for Nha Trang, Wietnam ForecastClick for Ho Chi Minh, Wietnam ForecastClick for Ca Mau, Wietnam Forecast

ASIA WEATHER


Click for Pekin, Beijing ForecastClick for Guangzhou, Guangdong ForecastClick for Shanghai Hongqiao, Shanghai ForecastClick for Hongkong, Hong Kong ForecastClick for Tajpej, Tajwan ForecastClick for Seul, Korea Południowa ForecastClick for Tokio, Japonia ForecastClick for Manila, Filipiny ForecastClick for Kuala Lumpur, Malezja ForecastClick for Singapur, Singapur ForecastClick for Bangkok, Tajlandia ForecastClick for Phnom Penh, Kambodża ForecastClick for Wientian, Lao Peoples Republic Forecast
Locations of Site Visitors

 
  •  

Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất